Trang chủ

Thời trang

Làm Đẹp

Bao bì

Vật liệu xây dựng

Tư vấn doanh nghiệp

Chăm sóc thú cưng

Máy phát điện

Liên hệ

Đăng tin miễn phí

Các phương pháp tính thuế GTGT

0/5 (0 votes)
- 3

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế bắt buộc đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Để đảm bảo việc nộp thuế nhanh chóng và đúng quy định, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ khái niệm Thuế GTGT và các phương pháp tính thuế GTGT hiệu quả. Trong bài viết này, Tân Thành thịnh sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về loại thuế này nhé!

Tân Thành Thịnh chuyên cung cấp các dịch vụ kế toán – thuế, dịch vụ đăng ký thành lập công ty/ doanh nghiệp uy tín, chất lượng tại TP. HCM. Nếu có nhu cầu về các dịch vụ kể trên, các bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn nhé. Hotline: 0909.54.8888

1. Thuế GTGT là gì?

Thuế GTGT còn được gọi là VAT (Value Added Tax), là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. (Theo Điều 2 Luật thuế GTGT 2008).

Điều này được hiểu là chỉ có phần giá trị mới được thêm vào sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi các thành phần khác được sản xuất hoặc cung cấp sẽ bị đánh thuế. Loại thuế này cũng có tác động đến rất nhiều đối tượng so với các loại thuế khác.

1.1 Đặc điểm của thuế GTGT

Thuế GTGT có các đặc điểm cơ bản sau đây:

+/ Thuế GTGT là loại thuế gián thu, đánh vào người tiêu dùng. Người mua là người chịu thuế nhưng không trực tiếp nộp thuế mà do người bán nộp hộ.

+/ Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn.

+/ Thuế GTGT là yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ. Là khoản thu cộng thêm vào giá bán của người cung cấp.

+/ Tổng bù trừ số thuế ở các khâu bằng số thuế cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả.

+/ Thuế GTGT là loại thuế có tính trung lập cao vì:

  • Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí. Nó là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
  • Thuế GTGT ít mức thuế suất. Theo quy định hiện hành, thuế GTGT chỉ có 3 mức thuế suất là 0%, 5% và 10%.
  • Số thuế phát sinh không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế;
  • Không chịu ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức, phân chia sản xuất kinh doanh vì tổng số thuế các khâu bằng
  • số thuế trên giá bán cuối;
  • Phạm vi áp dụng chỉ trong lãnh thổ Việt Nam nên tạo ra sự công bằng trong giao dịch quốc tế (xuất khẩu, nhập khẩu).

+/ Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập.

+/ Thuế GTGT có tính không trùng lặp.

1.2 Vai trò của thuế GTGT

Thuế được xem công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Vai trò của thuế GTGT được thể hiện cụ thể ở những khía cạnh chủ yếu như sau:

  • Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng 
  • Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Ở Việt Nam, thuế GTGT hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 20 – 30% trong tổng thu từ thuế, phí và lệ phí.
  • Thuế GTGT không trùng lặp do loại thuế này chỉ tính vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ qua các khâu sản xuất, lưu thông, tiêu dùng mà không tính vào phần giá trị đã chịu thuế GTGT ở các khâu trước. Thuế đã nộp ở các khâu trước được tính khấu trừ ở khâu sau do đó có tác dụng khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, khuyến khích chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
  • Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thông qua áp dụng mức thuế suất 0%. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ không những không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước. Điều này có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
  • Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng.

2. Giới thiệu các phương pháp tính thuế GTGT

Hiện nay có hai phương pháp tính thuế GTGT chủ yếu, đó là: Phương pháp tính thuế trực tiếp và Phương pháp khấu trừ. Tùy thuộc vào các điều kiện của doanh nghiệp mà người nộp thuế sẽ lựa chọn và áp dụng phương pháp tính thuế phù hợp.

2.1 Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được các doanh nghiệp tại Việt Nam sử dụng phổ biến nhất. Theo phương pháp này, doanh nghiệp sẽ tính toán số tiền thuế VAT phải nộp dựa trên sự khác biệt giữa số tiền VAT đầu vào và VAT đầu ra.

  • VAT đầu vào bao gồm các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã phải trả để mua các sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa từ các nhà cung cấp khác.
  • VAT đầu ra bao gồm số tiền thu được từ khách hàng sau khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ.

Thuế GTGT phải nộp = VAT đầu ra - VAT đầu vào

Đây được xem là phương pháp tính thuế GTGT hiệu quả nhất, với ưu điểm là sự công bằng trong việc tính toán thuế. Theo phương pháp này, chỉ số tiền GTGT mới sẽ phải chịu thuế, còn các chi phí đã phát sinh sẽ được khấu trừ, từ đó giúp tránh được việc tính thuế đối với các khoản chi phí đã phát sinh trước đó.

Để áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Cơ sở kinh doanh có doanh thu ít nhất 1 tỷ đồng/năm từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
  • Cơ sở kinh doanh hoàn tất các công việc liên quan đến sổ sách kế toán, hóa đơn và chứng từ mua bán theo quy định của pháp luật hiện hành.

Phương pháp khấu trừ giúp giảm thiểu chi phí thuế và tăng cường tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Nếu cơ sở kinh doanh đáp ứng đầy đủ 2 điều kiện trên hoặc tự nguyện đăng ký, thì có thể chọn áp dụng phương pháp này để tính thuế GTGT hàng tháng.

2.2 Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được áp dụng cho những trường hợp doanh nghiệp tự sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Theo phương pháp này, doanh nghiệp sẽ tính toán số thuế phải nộp dựa trên GTGT của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ tự sản xuất hoặc cung cấp.

Các đối tượng áp dụng phương pháp trực tiếp như sau:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
  • Hộ, cá nhân kinh doanh;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
  • Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %

Trong đó, tỷ lệ % được quy định theo từng hoạt động như sau:

  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định; trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

3. Các đối tượng không chịu thuế GTGT

Các đối tượng phải chịu thuế GTGT là các mặt hàng, dịch vụ được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam, ngoại trừ các đối tượng không phải chịu thuế GTGT được quy định tại Điều 5 Luật Thuế GTGT 2008 (được sửa đổi qua các năm 2013, 2014, 2016) như sau:

+/ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

+/ Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT nhưng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

+/ Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.

+/ Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

+/ Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác.

+/ Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).

+/ Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.

+/ Chuyển quyền sử dụng đất.

+/ Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; tái bảo hiểm.

+/ Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:

  • Dịch vụ cấp tín dụng bao gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế; hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
  • Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng;
  • Kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; hoạt động kinh doanh chứng khoán khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  • Chuyển nhượng vốn bao gồm: chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán; hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;
  • Bán nợ;
  • Kinh doanh ngoại tệ;
  • Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn; hợp đồng tương lai; quyền chọn mua, bán ngoại tệ; dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật;
  • Bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

+/ Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật.

+/ Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ.

+/ Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.

+/ Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.

+/ Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.

+/ Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

+/ Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền.

+/ Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.

+/ Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.

+/ Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.

+/ Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.

+/ Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

+/ Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

+/ Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.

+/ Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.

+/ Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.

+/ Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.

+/ Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuế GTGT và những phương pháp tính thuế GTGT hiệu quả. Nếu có vấn đề gì chưa hiểu, hoặc cần được hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ với Tân Thành Thịnh để được tư vấn cụ thể hơn nhé. Hotline: 0909.54.8888

4. Công Ty Tư Vấn Doanh Nghiệp Tân Thành Thịnh

Công ty Tân Thành Thịnh chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán, dịch vụ đăng ký thành lập công ty/ doanh nghiệp uy tín, chất lượng tại TP. HCM. Chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn cao, nắm vững quy trình chuẩn bị và xử lý mọi hồ sơ, đảm bảo 100% thành công khi đăng ký thành lập.

Với 19 năm kinh nghiệm thực tế trong việc hỗ trợ hơn 20.000 doanh nghiệp ở mọi quy mô lớn nhỏ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng tôi luôn đảm bảo hoàn tất mọi hồ sơ, thủ tục một cách tốt nhất, nhanh nhất và tiết kiệm nhất có thể, đồng thời cam kết đúng quy định của pháp luật và hạn chế mọi rủi ro.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của Tân Thành Thịnh luôn nhạy bén trong việc cập nhật những thay đổi mới nhất về những thông tư, luật lệ để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho doanh nghiệp. Với sự nhiệt tình, nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao, chúng tôi đảm bảo sẽ làm các bạn cảm thấy hài lòng!

4.1 Các dịch vụ cung cấp tại Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh cung cấp đầy đủ các dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp và dịch vụ kế toán – thuế như sau:

+/ Các gói dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp

  • Tư vấn thành lập công ty TNHH
  • Tư vấn thành lập công ty cổ phần
  • Tư vấn thành lập hộ kinh doanh
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân
  • Tư vấn thành lập chi nhánh/ văn phòng đại diện
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp nước ngoài
  • Tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

+/ Các gói dịch vụ kế toán – thuế

  • Dịch vụ tư vấn kế toán
  • Dịch vụ báo cáo thuế
  • Dịch vụ sổ sách kế toán
  • Kê khai thuế
  • Hồ sơ bảo hiểm xã hội

+/ Các dịch vụ khác

  • Chữ ký số
  • Hóa đơn điện tử
  • Khắc dấu doanh nghiệp
  • Thay đổi đăng ký kinh doanh

Nếu có nhu cầu về các dịch vụ kể trên, các bạn có thể liên hệ ngay với Tân Thành Thịnh để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn nhé. Hotline: 0909.54.8888

4.2 Quy trình đăng ký dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Tân Thành Thịnh

Để quá trình thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp diễn ra được thuận lợi và nhanh chóng, cần thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn cụ thể, rõ ràng cho khách hàng về mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, quyền lợi và nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp.
  • Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ liên quan, soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Bước 3: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp lên cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký.
  • Bước 4: Đại diện khách hàng hoàn tất tất cả các thủ tục sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Bước 5: Đồng hành cùng khách hàng hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh sau khi thành lập.

4.3 Cam kết dịch vụ tại Tân Thành Thịnh

Đến với Tân Thành Thịnh bạn sẽ không còn phải lo lắng về các vấn đề liên quan đến hồ sơ, chứng từ, các thủ tục pháp lý… trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp vì mọi vấn đề đều sẽ được chúng tôi đồng hành và hỗ trợ bạn một cách tốt nhất. Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi Tân Thành Thịnh luôn cam kết:

  • Tư vấn nhiệt tình, chuyên nghiệp.
  • Hỗ trợ trọn gói mọi thủ tục, hồ sơ mà không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo theo đúng những quy định của pháp luật.
  • Luôn đồng hành với khách hàng và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các thủ tục khác sau khi thành lập doanh nghiệp.

Nếu bạn đang có nhu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng lại không biết chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục hợp lệ cũng như sợ phiền phức và không muốn mất nhiều thời gian thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé! 

>> Các bạn xem thêm báo cáo thuế theo quý

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/34 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM.
  • SĐT: 028 3985 8888 - Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com